• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

MỘT SỐ TẬP QUÁN KIÊNG KỊ TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA MỘT SỐ NƠI TRÊN THẾ GIỚI

MỘT SỐ TẬP QUÁN KIÊNG KỊ TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA MỘT SỐ NƠI TRÊN THẾ GIỚI

Tác giả: Bùi Văn Định

Đơn vị: Khoa Bồi dưỡng & Liên kết đào tạo

TÓM TẮT

Mỗi vùng miền, mỗi sắc tộc và tôn giáo khác nhau trong phạm vị một đất nước, một Châu Lục đều có những loại thức ăn kiêng kị. Xét theo khía cạnh địa lý thì đây là ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên và xã hội hình thành nên những tập quán đó. Người Hồi giáo kiêng thịt lợn, người Hindu giáo kiêng thịt bò do quan niệm tôn giáo… Nhưng xét dưới góc độ địa lý thì nó được gọi với cái tên là do yếu tố xã hội chi phối. Trong địa lý học, ăn uống nói chung nó còn là một bộ phận của phần địa lý xã hội, đó là phong tục tập quán.

Như vậy, đề cập đến vấn đề kiêng kị thức ăn trong địa lý vừa có nhiệm vụ giải thích nguyên nhân của vấn đề, vừa có nhiệm vụ phân tích tác động của nó tới vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên. Những khía cạnh này có tác dụng rất tốt cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường hiện nay. Một khía cạnh khác, đó là những lễ nghi, lễ hội tôn thờ các loài động thực vật tự nhiên vừa có tác dụng bảo tồn những nét đặc sắc về văn hóa, nhưng cũng có thể kết hợp khai thác để phục vụ ngành du lịch. Đây cũng là một cách tiếp cận của địa lý. Trong kinh doanh, khi đến một vùng, một lãnh thổ hay một quốc gia các nhà doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tập quán kiêng kị thức ăn của nơi đó. Điều này đã có những phiền toái khi các công ty kinh doanh của Phương tây quảng cáo sản phẩm của bò ở Ấn Độ. Tác động của tập quán kiêng kị thức ăn đối với hoạt động sản xuất những sản phẩm đó cũng là một khía cạnh của địa lý kinh tế-xã hội.

Bài viết về tục lệ kiêng kị thức ăn của một số cộng đồng và một số tôn giáo trên thế giới nhằm cung cấp cho giáo viên và sinh viên địa lý một nguồn tư liệu ít được đề cập đến trong các tài liệu địa lý chính thống từ xưa đến nay. Về cách tiếp cận và phân tích dưới góc độ này cũng là một xu hướng của địa lý trên thế giới hiện nay. Ngoài ra, chúng tôi hi vọng bài viết này có ích phần nào đó cho sinh viên các ngành học: văn hóa-du lịch, lịch sử và những ai quan tâm tới vấn đề này nhằm làm phong phú thêm những vốn kiến thức của mình.

Bài viết được dịch từ công trình nghiên cứu “Food taboo”, của tác giả Victor Benno Meyer-Rochow- Trường đại học Jacobs, nên có cách đánh giá khác với quan niệm truyền thống của Việt Nam. Cách hành văn của các tác giả này cũng có những nét khác biệt so với người Việt, bản thân tác giả cũng có thể mắc rất nhiều sai sót về kiến thức, lỗi chính tả… Tác giả rất mong các thày cô giáo và các bạn sinh viên góp ý chân thành.

: