• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lịch sử phát triển

IV. TRƯỜNG SƠ CẤP SƯ PHẠM CÔ NUÔI DẠY TRẺ (1977-1994)

Sau khi Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em tỉnh Hòa Bình được thành lập, một trong những nhiệm vụ của UB là thực hiện chương trình quốc gia Sinh đẻ của tỉnh Hòa Bình. Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của Ủy ban BVSKTE, năm 1972, 3 lớp đào tạo Cô nuôi dạy trẻ được mở tại xóm Quây Kho, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi. Số lượng là 100 giáo sinh. Thời gian đào tạo 3 tháng.

Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường gồm 5 người chue yếu là bác sĩ, y sĩ, cán bộ công đoàn tỉnh chuyển sang.

*Về tổ chức:

Các lớp đào tạo cô nuôi dạy trẻ lúc này trực thuộc UBBVBMTE do bà Bùi Thị Tâm làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm là ông Vũ Ngọc Cung.

Như vậy, thời kì đầu, các lớp đào tạo Cô nuôi dạy trẻ do UBBVBMTE thành lập, quản lý và đào tạo, UBBVBMTE đã cử Bác sĩ Phạm Quang Hàm phụ trách trường.

Tháng 3/1977 thành lập trường và đồng chí Nguyễn Thị Nâng – nguyên cán bộ công đoàn trường 2/9- được cử làm Hiệu trưởng cho đến1985.

Địa điểm tại khu B của trường CĐSP cũ, hiện nay chuyển cho Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học tỉnh. Nhà trường đạo tạo mỗi năm  100-150 học sinh, thời gian đào tạo 6 tháng hoặc 9 tháng (gọi là hệ 9+6 tháng;9+1)

Đội ngũ giáo viên thời kì này có 10 người.

Năm 1986-1989: Hiệu trưởng là đồng chí Nguyễn Thị Cúc

Phó Hiệu trưởng là đồng chí Hà Thị Hảo

Phó Hiệu trưởng Phạm Hồng Kanh (từ 1988)

Thời kì này, trường tuyển sinh mỗi khóa 150-200 học sinh. Thời gian đào tạo một năm, hệ đào tạo, 9+1, hoặc 10+1.

Năm 1990-1994: Hiệu trưởng là đồng chí Lý Kim Liên.

P.Hiệu trưởng là đồng chí Phạm Hồng Kanh (Nghỉ hưu 1990)

Phó hiệu trưởng Hoàng Minh Thư (từ 1991)

Thời kì này, trường đào tạo mỗi năm 100-200 học sinh các hệ 12+1,9+1, thạm gia bồi dưỡng giáo viên Mầm non, mở các lớp tại chức đặt tại huyện, chuẩn hóa giáo viên, Mầm non lên trình độ 9+3, Chuẩn hóa giáo viên theo chương trình Bồi dưỡng I, Bồi dưỡng II, của Bộ GD&ĐT.

Ngày 01/9/1994, UBND tỉnh có quyết định số 466 QĐ/UB do Chủ tịch Bạch Công Điệu kí, nhập trường Sư phạm Sơ cấp cô nuôi dạy trẻ vào trường THSP Hòa Bình.

Từ đây, trường Sư phạm Sơ cấp cô nuôi dạy trẻ chính thức trở thành một bộ phận của trường THSP Hòa Bình và đến tháng 1 năm 1996 trở thành Khoa Mầm Non của trường CĐSP Hòa Bình.

Các đồng chí lãnh đạo: Lý Kim Liên, - tiếp tục làm Hiệu phó trường CĐSP, đồng chí Hoàng Minh Thư, là chủ nhiệm Khoa Mầm non.

*Một số hoạt động chuyên môn:

Là một trường mà xuất phát điểm của nó là công tác chăm sóc nuôi dưỡng thuộc UBBVBMTE, các Bác sĩ, y sĩ là những người có kinh nghiệm trong công tác này. Đến 1994, đã là một khoa đào tạo giáo viên với đội ngũ đông về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Nhà trường, trong những năm tồn tại và phát triển đã rất chú trọng  đến công tác chuyên môn nghiệp vụ cho cả người dạy và người học.

Các đồng chí giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn  nghiệp vụ, cập nhật kiến thức. Từ khi nhập vào trường CĐSP, hầu hết đội ngũ giáo viên được cử đi học đại học để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới, Để nâng cao chất lượng đào tạo, các cô giáo đã quán triệt phương châm  đào tạo đối với hệ đào tạo giáo viên nuôi dạy trẻ “cầm tay chỉ việc”, chú trọng và tăng cường các hoạt động nghiệp vụ. Quan tâm đến các phương tiện, đồ dùng dạy học, mẫu vật thực hành. Tổ chức các hoạt động gắn với môi trường ở các lớp nhà trẻ, mẫu giáo, tăng cường công tác hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, múa hát tập thể, làm đồ dùng dạy học, tổ chức hoạt động nghiệp thi hát, múa,vẽ tranh, làm đồ chơi, … là hoạt động chuyên môn đặc thù của ngành đào tạo này.

Gần 20 năm đào tạo cô giáo nuôi dạy trẻ, từ những ngày chỉ là lớp huấn luyện nghiệp vụ cho đến khi là một trường Sơ cấp nuôi dạy trẻ, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường vừa dạy văn hóa, vừa dạy chuyên môn nghiệp vụ. Tập thể cán bộ nuôi dưỡng và giáo viên nhà trường đã cố gắng không ngừng vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn trong thời kì chiến tranh, trong thời kì chiến tranh, trong thời kì khó khăn của đất nước.

Không như các trường Sư phạm khác, trường đào tạo cô nuôi dạy trẻ hầu hết là nữ (cả giáo viên và giáo sinh), rất ít cán bộ và giáo viên nam nhưng các cô đã cùng với nhà trường phát triển cả về văn hóa lẫn chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng một cách vững vàng những đòi hỏi của từng thời kì phát triển. Đội ngũ giáo sinh của trường khi ra trường cùng với giáo sinh của trường Mẫu giáo đã đảm nhận vai trò hết sức quan trọng là phát triển ngành giáo dục Mầm non của tỉnh trong các giai đoạn lịch sử từ 1977 đến nay.

V. CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM CẤP TỐC MAI CHÂU, ĐÀ BẮC (1965-1970)

Sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến các trường Sư phạm cấp tốc của huyện Mai Châu và Đà Bắc. Bởi lẽ trong sự phát triển của ngành giáo dục Hòa Bình, các trường này với vai trò lịch sử của nó, đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của giáo dục Mai Châu và Đà Bắc – hai huyện vùng cao tỉnh Hòa Bình những năm 1960-1970.

Điều kiện miền núi Hòa Bình có những đặc trưng riêng, không phải chỉ những năm 60-70 mà ngay cả những năm cuối của thế kỉ XX, ngành Giáo dục – Đào tạo vẫn phải mở các lớp cấp tốc (2 tháng hoặc 2 tuần nghiệp vụ) đào tạo giáo viên cấp tốc cho các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, một số xã vùng lòng Hồ của TP Hòa Bình.

Hai trường Sư phạm Cấp tốc Mai Châu, Đà Bắc ra đời có quy mô nhỏ, mỗi năm chỉ mở 1 đến 2 lớp. Nhiệm vụ của 2 trường là đào tạo tại chỗ giáo viên cho các xã vùng cao của 2 huyện, giải quyết kịp thời đội ngũ giáo viên là người địa phương.

Năm 1970, hai trường này hoàn thành nhiệm vụ lịch sử và nhập về trường sư phạm cấp I tại đồi Bảy Mẫu.

Hiệu trưởng trường Sư phạm Mai Châu là đồng chí Hà Công Diêng.

Hiệu trưởng trường Sư phạm Đà Bắc là đồng chí Phạm Vân.

: