• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lịch sử phát triển

3. Các hoạt động nổi bật giai đoạn 1995- 2006

3.1. Xây dựng, cuảng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường, sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thị ủy Hòa Bình, Sở GD&ĐT, trường đã nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy Phòng, Khoa, tổ trong từng giai đoạn, từng thời kì. Điều chuyển cán bộ, lựa chọn, sắp xếp những cán bộ có năng lực, phù hợp với công việc cụ thể họ phát huy được năng lực của cá nhân đồng thời tập thể nhằm đưa nhà trường từng bước phát triển lớn mạnh như ngày nay. Nhờ vậy, sau 11 năm phát triển, tình hình nhà trường vấn ổn định. Hiện nay, tổ chức bộ máy của nhà trường đã phát huy tác dụng trong điều hành, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm có hiệu quả.11 năm đã qua, nhìn lại đội ngũ giảng viên nhà trường mới thấy đó là một cố gắng lớn của Đảng ủy, ban giám hiệu, đội ngũ các thầy giáo, cô giáo nhà trường. Từ chỗ phải mời giáo viên thỉnh giảng viên có trình độ sau đại học đến nay sau 10 năm, nhà trường đã có 40 thạc sĩ, 18 đồng chí đang theo học Thạc sĩ, nhiều đồng chí có văn bằng đại học thứ hai. Nhà trường đã có 27 đồng chí là giảng viên chính. Đội ngũ giảng viên ngày càng được trẻ hóa. Đó là một cố gắng rất lớn của đội ngũ thầy cô giáo trong trường vừa đảm bảo yêu cầu đào tạo của trường, vừa đảm bảo yêu cầu đào tạo của trường, vừa dành thời gian nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn đủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đều đã được tổ chức cho đi học bồi dưỡng quản lý nhà nước và quản lý nhà nước và quản lý giáo dục. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày để cập nhật về kiến thức, nghiệp vụ quản lý.

Ý thức được một cách ro ràng là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo có vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo của trường. Nhà trường, ngoài việc cử giáo viên đi học sau đại học còn thường xuyên cập nhật bồi dưỡng kiến thức về tin học ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên.

3.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, mở rộng ngành nghề đào tạo

Từ năm 1995, khi nâng cấp trường CĐSP, nhà trường đứng trước wmootj thực tế là: đội ngũ mỏng, mới, có một số giảng viên mới chuyển từ phổ thông về trường, chưa quen với phương pháp giảng dạy ở Đại học. Hơn nữa, có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như: tài liệu, giáo trình, thư viện, thiết bị thí nghiệm thiếu…

Là trường đào tạo đa hệ từ THSP đến CĐSP; các hệ chính quy, tại chức, chuẩn hóa,…trình độ khác nhau đã làm cho đội ngũ các thầy giáo không ít lúng túng về nâng cao chất lượng đào tạo. Rồi nữa, các hệ đào tạo mới như Âm nhạc, Mĩ thuật bắt đầu tuyển sinh, các ngành ngoài Sư phạm cũng bắt đầu khởi động trong khi một số học phần, bộ môn chưa một lần giảng viên tham gia giảng dạy.Trước tình hình đó, để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã tập trung nâng cao trình độ cho giảng viên, nâng cao năng lực giảng dạy, tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

+ Nâng cao trình độ đội ngũ, hàng năm cử giảng viên đi học sau đại học. Trung bình từ 1995 đến nay mỗi năm có từ 3 đến 4 đồng chí đi thi sau đại học.

+ Năm 1998, hợp đồng đối với trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Trung ương I mở lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy Đại học cho toàn thể cán bộ, giảng viên trong trường.

+ Đổi mới phương pháp dạy học trong toàn thể đội ngũ giảng viên trường. Bằng việc tăng cường thảo luận, tham quan thực hành, coi trọng tổ chức nghiệp vụ cho sinh viên, thâm nhập thực tế trường thực hành.

+ Tổ chức cho đội ngũ giảng viên tham quan, học tập, tham gia các hoạt động chuyên môn, hội thảo với các trường CĐSP, Đại học, tham gia các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm, giáo viên giỏi…Năm 2006, tham gia thi giáo viên giỏi các trường TCCN toàn quốc đồng chí Ngô Cẩm Bình đạt giải toàn quốc.

+ Tổ chức lại khâu kiểm tra đánh giá, coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, đánh giá đúng chất lượng đào tạo.

+ Tổ chức cho giảng viên đăng kí viết tài liệu tham khảo, giáo trình ở những bộ môn, học phần chưa có tài liệu nhất là các ngành đào tạo mới, Động viên giảng viên tự sưu tầm tài liệu, giáo trình liên quan đến bộ môn, học phần mình trực tiếp giảng dạy.Đây là giải pháp tránh được việc dạy chay, đọc chép đặc biệt là những năm đầu 1995-1998 và gần đây là những ngành học mới mở.

+ Chú trọng bồi dưỡng đội tuyển, từ năm học 2003-2006, nhà trường đã cử ba đội tuyển đi thi các kì thi OLYMIC toán các trường Đại học, Cao đẳng toàn quốc tại Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, đã đạt được 01 giải nhì, 03 giải 3 và 03 giải khuyến khích.

Kết quả học tập của học sinh - sinh viên các hệ đào tạo ngày càng được nâng cao. Thực tế cũng đã chứng minh nhiều giáo sinh khi ra trường trong thời gian ngắn đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, nhiều giáo viên đã trở thành những cán bộ chuyên môn của Phòng giáo dục các huyện (thị ), nhiều Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường Mầm non, Tiểu học, THCS là cựu học sinh, sinh viên của trường. Có thể nói, chất lượng sinh viên do trường CĐSP Hòa Bình đào tạo đã được xã hội chấp nhận, được ngành giáo dục của tỉnh và các tỉnh lân cận yên tâm sử dụng.

+ Công tác bồi dưỡng giáo viên.

Thực hiện Quyết định 40/2000/QH 10 của Quốc hội; chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”. Thực hiện “Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông’, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã có công văn số 142/GD-ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002 về kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa Tiểu học và THCS mới giai đoạn 2002-2007, trong đó giao cho trường CĐSP Hòa Bình tổ chức triển khai bồi dưỡng giao viên dạy sách giáo khoa mới. Trên cơ sở đó, từ hè năm 2002, toàn bộ việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa Tiểu học và THCS mới được đặt ở trường CĐSP. Hầu hết đội ngũ giảng viên nhà trường được huy động thạm gia công tác bồi dưỡng. Nhà trường, trong nhiều năm qua đã thực hiện tốt công tác công tác này. Từ hè năm 2002 đến nay, nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng thay sách cho hàng chục ngàn lượt giáo viên Tiểu học và THCS. Số lượng cụ thể như sau:

 

Năm

 

Số lượng CBQL,GV tham gia bồi dưỡng thay sách

Tổng cộng

CBQL,GV

Tiểu học

CBQL,GV

THCS

2002

6.544

6.249

12.793

2003

1.334

3.701

5.035

2004

1.999

4.521

6.520

2005

2.078

4.408

6.486

2006

1.919

 

1.919

3.3. Công tác nghiên cứu khoa học.

Xác định nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường nhằm nâng cấp đến nay công tác này luôn được chú trọng.

Hướng nội dung nghiên cứu khoa học vào những vấn đề cụ thể, sát thực với chương trình đào tạo và phục vụ cho công tác đào tạo đã được trường và đôiị ngũ giảng viên nhà trường quan tâm hưởng ứng.

Mỗi năm, hàng chục đề tài của giảng viên và nhóm giảng viên đã được nghiên cứu. Từ năm 2000 đến nay, đáng chú ý là các đề tài.

Năm 2003-2004:

- Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên THCS tại trường CĐSP Hòa Bình của nhóm tác giả: Ninh Thị Nhất, Lê Quốc Thái, Lê Ngọc Kim,Nguyễn Đức Long.

- Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên nhằm đáp ứng việc dạy chương trình và SGK THCS mới của nhóm tác giả Ninh Thị Nhất, Bùi Văn Lý, Đồng Thị Lân,

- Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn THCS của nhóm tác  giả: Lê Quốc Thái, Vũ Thị Thê, Bùi Thị Hương, Nguyễn Kim Dung,Phạm Thị Thành.

Năm học 2004-2005: có 11 đề tài được xếp loại A,B cấp ngành. Tiểu biểu là các đề tài:

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên môn Sác xuất thống kê của Thạc sĩ Dương Văn Tài.

- Nghiên cứu, đề xuất một số phương pháp giải bài toán về xác định cường độ điện trường và điện thế của trường tĩnh điện của Thạc sĩ Lê Ngọc Kim.

- Biên dịch tổng hợp về Australia của Thạc sĩ Bùi Văn Định.

- Rèn kĩ năng tự học môn Văn cho sinh viên CĐSP Hòa Bình của Thạc sị Phạm Thị Thành.

Năm học 2005-2006: có 10 đề tài được xếp loại A,B cấp ngành. Tiêu biểu là các đề tài.

- Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong giảng dạy lịch sử Việt Nam, 1945-1954 của Thạc sĩ Bùi Thị Củng.

- Phương thức và giá trị nghệ thuật của hiện tượng láy trong thơ ca Việt Nam của Thạc sĩ Nguyễn Kim Dung.

- Nâng cao chất lượng dạy học nội dung “Dành cho địa phương” môn Sinh học ở trường THCS tỉnh Hòa Bình của Đinh Văn Kỉ.

- Sáng kiến kinh nghiệm: Những sai lầm thường gặp và cách sửa khi giải bài toán về bất đẳng Cosi, bất đẳng thức Bunhiacopki của Thạc sĩ Bùi Thị Dần.

Năm 2005, được sự đồng ý của Hội đồng khoa học tỉnh, nhà trường đang triển khai đề tài cấp tỉnh: Một số giải pháp nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học và Trung học cơ sở tỉnh Hòa Bình. Chủ nhiệm đề tài là đồng chí Ninh Thị Nhất.

Từ năm 2000 đến nay: nhà trường đã hoàn thành:

-138 đề tài cấp trường trong đó có 42 đề tài được ngành xếp loại A,B.

- 147 đề tài và sáng kiến kinh nghiệm cấp khoa.

- 04 đề tài dự án THCS.

- Đang triển khai 01 đề tài cấp tỉnh.

- Đang triển khai 02 tài liệu do Dự án đào tạo giáo viên THCS về hỗ trợ dạy học cho sinh viên dân tộc.

Nhìn chung, các đề tài khoa học, sáng kiên kinh nghiệm đã bám sát định hướng chỉ đạo của nhà trường. Nhiều đề tài mang tính thực tiễn cao đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng được việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

3.4. Xây dựng cơ sở vật chất

11 năm kể từ khi nâng cấp, những sinh viên cũ khi về thăm quan trường đều ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy quang cảnh nhà trường thay đổi nhanh chóng. Khu giảng đường với 18 phòng học khanh trang, đẹp đẽ, tiện nghi. Khu phòng thí nghiệm Hóa, Lý, Sinh tương đối đầy đủ, ngăn nắp. Khu Kí túc xá của trường ngày càng được cải thiện, khu nhà ăn cho sinh viên thoáng mát, sân chơi bãi tập, nhà tập đa năng ngày càng được củng cố. Đã tu sửa khu nhà ăn cũ thành phòng học.

Về thiết bị dạy học: trường có 4 phòng tin với 100 máy cho sinh viên thực hành. 01 phòng thực hành Vật lý đại cương; 2 phòng thực hành Hóa; 2 phòng thực hành Sinh; chuẩn bị hoàn thành 24 phòng học bộ môn để học tập các bộ môn đặc thù. Toàn bộ dụng cụ Đàn Ocgan 20 chiếc; giá vẽ, bảng vẽ, đồ dùng, đồ chơi, mô hình cho hệ Mầm non, máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt đủ để giáo viên sử dụng trong đổi mới phương pháp dạy học.

Thư viện nhà trường hiện có 20.000 bản sách với đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, sách đọc thêm…để sinh viên và giảng viên tham khảo, nghiên cứu.

So với nhu cấu học tập nghiên cứu, giảng dạy thì thiết bị, thư viện, thí nghiệm còn thiếu. Phòng học còn chưa đủ, nhà trường còn phải học 2 ca nhưng như vậy cũng là sự cố gắng vượt bậc của nhà trường trong một thời gian ngắn.

3.5. Xây dựng môi trường sư phạm

Trước năm 1995, cơ sở vật chất nhà trường còn rất nghèo nàn Trường chỉ có một ngôi nhà 3 tầng với 18 phòng học, còn lại toàn là nhà cấp 4. Phòng làm việc của các bộ phận trong trường cũng rất đơn sơ, cơ sở thực hành thí nghiệm hầu như chưa có gì, dụng cụ thực hành thí nghiệm chủ yếu là hàng viện trợ của UNICEF từ những năm 80 của thế kỉ trước.

Sau năm 1995, trường được năng cấp lên thành CĐSP, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập thể BGH, các thầy cô giáo và HS-SV nhà trường đã nỗ lực phấn đấu lao động xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan nhà trường khanh trang đẹp đẽ. Đến nay, bộ mặt nhà trường đã thay đổi hẳn. Cơ sở vật chất khang trang, phòng học, phòng làm việc tuy chưa đầy đủ như so với 10 năm về trước là một sự thay đổi rất lớn. Đường đi lối lại sạch sẽ, các phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại, vườn hoa cây cảnh quanh năm xanh tốt tạo nên một môi trường sư phạm trong lành. Môi trường sư phạm như vậy là động lực thúc đẩy thầy trò nhà trường thi đua dạy tốt học tốt.

Mặt trái của cơ chế thị trường tác động không nhỏ vào nhà trường. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu, các khoa và phòng chức năng đặc biệt là công tác của ban quản lý kí túc xá, những tác động tiêu cực đã được hạn chế đến mức tối đa. Môi trường sư phạm nhà trường không có ma túy. Cuộc sống của sinh viên tuy chưa đầy đủ nhưng không có biểu hiện quá đà trong sinh hoạt vui chơi, giải trí,. Môi trường sư phạm lành mạnh tạo được lòng ting của nhân dân và sinh viên yên tâm học tập.

3.6. Hoạt động của các tổ chức chính trị và đoàn thể

a. Đảng bộ nhà trường:

11 năm phấn đấu trưởng thành của một nhà trường Cao đẳng sư phạm không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường. Đi lên từ một trường THSP có bề dày truyền thống, kế tục truyền thống của đội ngũ đảng viên năm 1995 đến nay Đảng bộ đã có đội ngũ đảng viên là 60 ngườivới 11 chi bộ trực thuộc.

Trong từng thời kì, Đảng bộ đã đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhằm đưa nhà trường phát triển. Trong mỗi thời kì, với nhiệm vụ chính trị cụ thể, Đảng bộ nhà trường đã động viên, khích lệ cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên phân đấu hoàn thành nhiệm vụ của từng năm học. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường, các nghị định, chỉ thị  của Trung ương, Tỉnh ủy, thị ủy đã được hiện thực hóa, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường bước đi những bước vững chắc hòa chung với sự nghiệp giáo dục nước nhà.

4 nhiệm kì của Đảng bộ nhà trường, là 4 nhiệm kì với những nhiệm vụ trọng tâm khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là đưa trường CĐSP Hòa Bình phát triển và trở thành Trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh, Đảng bộ luôn luôn đặt mục tiêu phấn đáu đoàn kết nhất trí, đưa Đảng bộ nhà trường trở thành Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Đặt nhiệm vụ giáo dục tư tưởng chính trị lên hàng đầu làm đòn bẩy vững chắc cho các hoạt động chuyên môn, công tác an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng.. chăm lo cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, Đảng bộ nhà trường đã tập trung xung quang mình một lực lượng đông đảo giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đoàn kết nhất trí, có ý thức phấn đấu vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Hàng chục đảng viên đã được kết nạp trong thời gian từ 1995 đến nay. Mỗi năm, có từ 2 đến 6 sinh viên xuất sắc của nhà trường được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đó là kết quả đáng ghi nhận trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ nhà trường.

Từ 1995-2006: 9 năm Đảng bộ nhà trường đạt”Đảng bộ trong sạch vững mạnh”

b. Hoạt động Công đoàn

Nhà trường có đội ngũ công đoàn viên đông đảo. Cho đến nay trường có 136 công đòn viên .Tổ chức công đoàn luôn luôn là tổ ấm cho cán bộ công chức, luôn luôn là nơi để phát huy sức mạnh đoàn kết, phát huy quyền làm chủ của người lao động, tổ chức sinh hoạt chính trị lành mạnh, tổ chức đời sống ổn định vui tươi.

Cuối những năm 90 của thế kỉ trước, công việc của nhà trường hết sức bề bộn, Số lượng sinh viên nhiều, cường độ lao động rất lớn, số giờ dạy giảng viên rất nhiều trung bình mỗi người phải dạy trên lớp hàng ngàn tiết/ năm nhưng BCH công đòn đã làm tốt công tác động viên cán bộ giáo viên ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy còn tham gia tích cực vào các hoạt động khác.

Thực hiện và bảo đảm quyền lợi về vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công chức. Các chế độ như tiền lương, bảo hiểm, phụ cấp kiêm nhiệm, .. luôn được đảm bảo. Động viên công đoàn viên lúc ốm đa, thai sản, cha già mẹ héo. Động viên công đoàn viên hưởng ứng và thạm gia các cuộc vận động “Dân chủ-kỉ cương - tình thương-trách nhiệm”, hưởng ứng cuộc vận động vì người nghèo, vì nạn nhân chất độc đa cam, phát động và ủng hộ những sinh viên nghèo gặp khó khăn trong học tập. Những hoạt động đó đã nhân được tình cảm rất lớn trong giáo viên và học sinh, sinh viên góp phần giáo dục đạo đức, truyền thống cho các thế hệ sinh viên nhà trường. Trong mỗi giai đoạn, tổ chức công đoàn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thực hiện sự là đòn bẩy để thúc đẩy hoạt

động chuyên môn có hiệu quả.

Phát huy quyền làm chủ của người lao động, tổ chức các hoạt động thi đua “Dạy tốt học tốt”, động viên được cán bộ giáo viên nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết, xây dựng của tập thể nhà trường CĐSP Hòa Bình vững mạnh là ý nguyện của tập thể CBBGV nhà trường, trong đó công đoàn là một tổ chức gánh vác trách nhiệm nặng nề đó.

c. Đoàn thanh niên:

Trong những thành tích mà nhà trường đạt được trong năm 11 năm qua, có sự đóng góp to lớn của đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường. Đó là sự phấn đấu không mệt mỏi của hàng ngàn đoàn viên thanh niên.

Đoàn thanh niên đã chú trọng đúng mức công tác tuyên truyền giáo dục thanh niên, đổi mới từng bước nội dung và hình thức sinh hoạt nhằm nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị. Bám sát các sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc, của đát nước, đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi cuốn hút đông đảo đoàn viên tham gia như: Dạ hội, diễn đàn về tình yêu, lẽ sống, diến đàn về sức khỏe sinh sản vị thành niên, diễn đàn “Tuổi trẻ vì ngày mai lập nghiệp”  phát động phong trào “ Một buổi học tốt”,”Một ngày nội trú văn minh”. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống như: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004); Olympic các môn khoa học Mác Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; tổ chức lấy chữ kí phản hồi luật nhân quyền Việt Nam của Mỹ…

Xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu của mình là học tập và rèn luyện, đoàn viên thanh niên trong nhà trường đã nỗ nực phấn đấu đảm bảo giờ lên lớp, tham gia các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, thi nghiệm vụ…Chính những hoạt động nổi bật này mà trong những năm qua số lượng những đoàn viên có thành tích học tập xuất sắc, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng đã tăng lên rõ rệt. Chỉ riêng năm học 2005-2006 đã có 8 đoàn viên thanh niên ưu tú được kết nạp Đảng. Số học sinh, sinh viên tiên tiến xuất sắc hàng năm đều tăng. Chỉ tính riêng hai năm học 2004-2005 và 2005-2006 số đoàn viên đạt danh hiệu sinh viên tiên tiến là: 399 sinh viên.

Tham gia các hoạt động văn hóa thể thao trong và ngoài trường là nét sinh hoạt văn hóa khá đặc sắc của đoàn viên thanh niên nhà trường. Các giải bóng đá, cầu lông, thi điền kinh, thi tiếng hát học sinh, sinh viên toàn quốc, thi văn nghệ, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ với Đoàn thanh niên Thị xã, Tỉnh đoàn, tham gia các cuộc diễu hành, mít trên phạm vị tỉnh đều có sự đóng góp có hiệu quả của đoàn thanh niên nhà trường.

Công tác xây dựng tổ chức đoàn được quan tâm và củng cố. Quấn triệt Nghị quyết 07 của BCH Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc “Nâng cao chất lượng tổ chức Cơ sở đoàn”, Đoàn trường đã tổ chức các chi đoàn, lien chi đoàn sinh hoạt định kì, kiểm tra và đánh giá cụ thể để biểu dương thành tích, khắc phục yếu kém nhằm đưa các hoạt động của đoàn ngày càng phong phú và hiệu quả.

Ngoài hoạt động học tập, sinh hoạt chính trị tại trường Đoàn thanh niên còn tổ chức cho các đoàn viên tham gia các hoạt động xã hội. các hoạt động từ thiện , nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa được phát động như ; tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó xã Dân Chủ: Thống Nhất, quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, gây quỹ vì người nghèo, quỹ tình thương…” Phong trào thanh niên tình nguyện” cũng được đoàn viên hưởng ứng tham gia. Nhiều đoàn viên đã lên đường tham gia phong trào” Mùa hè tình nguyện” do Tỉnh đoàn tổ chức. Họ đã lên tận vùng xa của Huyện Mai Châu, Đà Bắc để giúp dân vệ sinh phòng bệnh, tổ chức cuộc sống văn minh, xóa mù chữ…

Trong các hoạt động của đoàn thanh niên, đã đổi lên những đoàn thanh niên ưu tú, xuất sắc trong học tập tu dưỡng. Hàng năm, số đoàn viên này đã được Thị đoàn, tỉnh đoàn tặng giấy khen, nhiều đoàn viên đã được trao học bổng Nguyễn Thái Bình.

Là một trường CĐSP đa hệ vừa đào tạo giáo viên các ngành học ,vừa đào tạo nguồn nhân lực ở các ngành ngoài sư phạm, nhằm làm cho các hệ đào tạo trong trường không có khoảng cách đồng thời tạo ra không khí vui tươi khấn khởi, tạo ra môi trường sư phạm tốt, nhà trường luôn luôn quantaam đến công tác thể thao, văn nghệ và các hoạt động xã hội cho sinh viên.

Tham gia tất cả các hoạt động thể theo của tỉnh, tỉnh đoàn. Thị đoàn tổ chức, Thạm gia các hoạt động thể thao của các trường CĐ và ĐH tổ chức. Phong trào hoạt động thể thao trong trường cũng rất sôi nổi, Cầu lông, bóng đá, bóng chuyền vừa là môn học, vừa là hoạt động phong trào được luyện tập thường xuyên. Các đợt tham gia các giải điền kinh, cầu lông của tỉnh đều được giải.

Hoạt động văn nghệ được coi trọng, nhân kỉ niệm những ngày lễ hàng năm, lễ khai giảng, bế giảng, các đợt liên hoan văn nghệ chào mừng 20/11, 2/9, nhà trường đều tổ chức giao lưu hoặc liên hoan văn nghệ. Ngoài ra còn tham gia thi tiếng hát học sinh – sinh viên toàn quốc 2003, toàn đoàn Hòa Bình được giải nhì.

Các hoạt động xã hội cũng được quan tâm đúng mức. Mặc dù nhiệm vụ dạy học rất nặng nề nhưng thầy trò nhà trường cũng thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội với Phường, Thị xã,Tỉnh, với các ban ngành, thạm gia các cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ Kính yêu, tìm hiểu về 60 năm nước Cộng hòa xã hội chue nghĩa Việt Nam của tỉnh phát động, đồng chí giảng viên Nguyễn Thị Thìn được giải nhất.

: