• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lịch sử phát triển

 

II. GIAI ĐOẠN 1995- 2006

  1. Giai đoạn 1995-2000

Sau khi trường nâng cấp thành trường CĐSP, một giai đoạn mới bắt đầu, đanh dấu một quá trình trưởng thành, phát triển đi lên của nhà trường đồng thời cũng đặt ra một nhiệm vụ hết sức nặng nề về tổ chức bộ máy, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo. Trong đó nhiệm vụ nặng nề nhất là đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn từ Mầm non đến THCS cho ngành giáo dục tỉnh nhà.

Trước tình hình đó, thầy và trò nhà trường đã thi đua dạy tốt học tốt, nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển và nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, thu hút các đồng chí giáo viên, thu hút các đồng chí giáo viên, thu hút các đồng chí giáo viên có năng lực từ các trường THPT trong tỉnh, sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi về công tác tại trường.

*Về tổ chức bộ máy: Năm học 1995-1996, căn cứ Quyết định số 602/TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhà trường nhanh chóng báo cáo Sở Giáo dục – Đào tạo hình thành bộ máy quản lý từ lãnh đạo trường đến các Khoa, Tổ, Phòng ban để điều hành công việc với tính chất và đặc trưng của một trường Cao đẳng nằm trong hệ thống giáo dục Đại học. Tuy nhiên, việc hình thành và bổ nhiệm cán bộ quản lý các khoa còn khó khăn, do vậy ở giai đoạn đầu, nhà trường đề nghị Sở GD&ĐT bổ nhiệm mỗi khoa 01 đồng chí Phó Chủ nhiệm khoa và các đồng chí trong Ban giám hiệu được phân công phụ trách từng khoa.

- Ban giám hiệu gồm:

+ Hiệu trưởng: đồng chí Bùi Văn Mẳng

+ Phó Hiệu trưởng thường trực: Đồng chí Lê Mạnh Khương

+ Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo: đồng chí Phạm Đình Cừ

+ Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất: Đồng chí Nguyễn Đình Dinh.

+ Phó Hiệu trưởng phụ trách Mầm non: Đồng chí Lý Kim Liên

- Năm 1997, đồng chí Ninh Thị Nhất – Hiệu trưởng PTTH kỹ thuật được UBND tỉnh điều động về làm Phó Hiệu trưởng nhà trường.

- Các phòng ban: Ngày 30/12/1993, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình Nguyễn Bạch Đằng đã có quyết định số 292/QĐ-GDĐT thành lập các phòng của trường THSP.

+ Phòng đào tạo: Trưởng phòng: đ/c Nguyễn Đức Long

+ Phòng Quản trị - Hành chính: Trưởng phòng: đ/c Cấn Thái

+ Phòng Thiết bị: Trưởng phòng đ/c Đoàn Văn Học

- Các Khoa: Ngày 30 tháng 12 năm 1995 UBND tỉnh Hòa Bình có quyết định số 935 QĐ/UB về việc thành lập các khoa của trường CĐSP Hòa Bình và bổ nhiệm các đồng chí Phó chủ nhiệm khoa. Do yêu cầu của công tác tổ chức các đồng chí lãnh đạo trường tạm thời phụ trách khoa:

*Khoa Ngoại ngữ:

1. Đồng chí Bùi Văn Mẳng Hiệu trưởng – phụ trách khoa Ngoại ngữ.

2. Đồng chí Bùi Văn Mừng- Phó Chủ nhiệm khoa.

*Khoa Tự nhiên:

1. Đồng chí Phạm Đình Cừ - Phó hiệu trưởng – phụ trách khoa Tự nhiên.

2. Đồng chí Dương Văn Tài – Phó Chủ nhiệm Khoa

* Khoa Xã hội: Đồng chí Lê Mạnh Khương – phụ trách khoa Xã hội.

* Khoa Tiểu học:

1-Đồng chí Nguyễn Đình Dinh – Phó Hiệu trưởng – Phụ trách khoa Tiểu học.

2-Đồng chí Nguyễn Đăng Hùng – Phó Chủ nhiệm khoa.

3.Đồng chí Đồng Thị Lân – Phó Chủ nhiệm khoa.

* Khoa Bồi dưỡng:

1-Đồng chí Bùi Văn Mẳng – Hiệu trưởng – Phụ trách khoa.

2-Đồng chí Đoàn Quốc Tuấn – Phó Chủ nhiệm khoa.

*Khoa Mầm non:

1.Đồng chí Lý Kim Liên – Phó Hiệu trưởng – Phụ trách khoa.

2-Đồng chí Hoàng Minh Thư - Phó Chủ nhiệm khoa.

* Các tổ trực thuộc:

1. Tổ Tài vụ:

2. Tổ Tâm lý - Chính trị - Tổ: trưởng đồng chí Nguyễn Khắc Doanh.

* Bí thư đảng ủy: Đồng chí Bùi Văn Mẳng.

* Thư kí công đoàn: lần lượt qua các thời kì từ 1995-2000: đồng chí Lê Mĩ Lý, đồng chí Ninh Thị Nhất, đồng chí Hoàng Minh Thư.

* Bí thư đoàn trường: Đồng chí Vũ Hồng Quy.

Sau 2 năm, đội ngũ cán bộ quản lý đã trưởng thành. Hơn nữa, trước yêu cầu và nhiệm vụ của trường đòi hỏi phải hoàn thiện công tác tổ chức, nhà trường đã đề nghị Sở GD&ĐT bổ nhiệm các đồng chí.

+ Bùi Văn Mừng – Chủ nhiệm Khoa Ngoại ngữ.

+ Dương Văn Tài – Chủ nhiệm Khoa tự nhiên; Lê Thị Kim – Phó chủ nhiệm khoa.

+ Hoàng Minh Hảo - Chủ nhiệm Khoa Xã hội; Nguyễn Kim Dung  - Phó chủ nhiệm Khoa xã hội.

+ Đồng Thị Lân - Chủ nhiệm Khoa Bồi dưỡng; Đoàn Quốc Tuấn - Phó chủ nhiệm Bồi dưỡng.

+ Hoàng Minh Thư - Chủ nhiệm Khoa Mầm non; Đinh Thị Thành - Phó chủ nhiệm Khoa Mầm non.

+ Nguyễn Đăng Hùng – làm chủ nhiệm Khoa Tiểu học.

+ Thành lập thêm phòng Công tác HS-SV theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT và các đồng chí: Đặng Thị Hiền làm trưởng phòng; Đặng Trọng Nghĩa và Hà Văn Soan là phó phòng Công tác HS-SV.

+ Nguyễn Thị Thịnh – Tổ trưởng tổ Tài vụ.

* Hoạt đồng đào tạo:

Là một trường CĐSP đa hệ, nhiệm vụ của trường trong giai đoạn này là đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở có trình độ THSP,CĐSP; bồi dưỡng cán bộ quản lý Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu khoa họa giáo dục phục vụ cho giảng dạy của giảng viên và học tập của học sinh sinh viên; liên kết với các trường Đại học nâng chuẩn cho giáo viên, cán bộ quản lý Mầm non, Tiểu học, THCS, có trình độ đại học.

* Ngành đào tạo:

+ Đào tạo chính quy và taị chức giao viên Mầm non trình độ TCSP hệ 9+3 và 12+2, Năm 1998, mở 01 lớp đào tạo giáo viên cắm bản cho học sinh người dân tộc HMông 2 xã Hang Kia, Pà Cò và một số xã vùng cao Đà Bắc.

+ Đào tạo chính quy và tại chức giáo viên Tiểu học trình độ 12+2,9+3, và Cao đảng Tiểu học.

+ Đào tạo giáo viên THCS có trình độ CĐSP các ngành: Văn-Sử, Văn-GDCD-Sử, Toán-Lý,Toán-Kĩ thuật, Lý-Kĩ thuật, Hóa-Sinh, Hóa-Địa, Sinh -Hóa, Sinh - Địa.

+ Chuẩn hóa giáo viên đã học hệ 10+3 trước đây có trình độ CĐSP các ngành Văn,Toán,Sinh.

+ Chuẩn hóa giáo viên Tiểu học trình độ 7+3,7+2,7+3…có trình độ Trung học hoàn chỉnh.

+ Đào tạo cấp tốc giáo viên 5+3 cho các xã vùng cao của hai huyện Mai Châu, Đà Bắc.

+ Bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở.

+ Tham gia Bồi dưỡng chi kì 92-96 cho giáo viên Tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

* Về quy mô đào tạo:

+ Lưu lượng học sinh –sinh viên nhà trường hàng năm tính cả các hệ đào tạo,Mầm non,Tiểu học,THCS khoảng gần 3.000 học sinh – sinh viên. 40-50% số giáo viên trong trường là học sinh dân tộc.

+ Liên kết với Đại học Ngoại ngữ đào tạo hai khóa giáo viên tiếng Anh hệ tại chức khoảng 150 sinh viên.

 

Năm học

Số lớp

Tổng HS-SV

ĐT tại huyện

Liên kết ĐT

đại học

95-96

42

1.736

400

 

96-97

54

2.510

852

 

97-98

58

2.673

1.388

 

98-99

49

2.242

1.059

244

99-2000

48

2.116

432

408

* Về chất lượng đào tạo:

+ Là một trường đã có bề dày đào tạo giáo viên Mầm non và Tiểu Học, Do đó kinh nghiệm và phương thức đào tạo cũng như tổ chức đào tạo là những yếu tố tạo nên chất lượng của hệ đào tạo này. Mỗi khóa nhà trường khoảng 250-300 giáo sinh hệ THSP 12+2.

Đến năm 2000, nhà trường đã đào tạo 22 khóa với hơn chục ngàn giáo sinh. Nhà trường luôn chú trọng giáo dục đạo đức đồng thời lấy chất lượng làm nền tảng. Phát huy truyền thống của trường trong hơn 40 năm đào tạo giáo viên cấp I, thầy trò nhà trường đã xây dựng được một nề nếp dạy học ổn định, quản lý đào tạo quy củ.

Hoạt động chuyên môn luôn được coi trọng và là nhiêm vụ hàng đầu của nhà trường. Chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt. Qua khảo sát chất lượng đào tạo ở một số trường Cao đẳng và THSP đào tạo giáo viên Tiểu học của Bộ GD&ĐT năm 1997, nhà trường được đánh giá cao về chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, những năm 1997-2000 do tình trạng thiếu giáo viên Tiểu học trầm trọng nên việc tuyển sinh đầu vào của nhà trường tương đối ồ ạt, chất lượng đào tạo 2 khóa 21 và 22 không được như mong muốn. Hệ Cao đẳng Tiểu học đào tạo chính quy được 3 khóa với 150 sinh viên, sau đó tạm dừng để đi vào nhiệm vụ chuẩn hóa giáo viên. Hệ chuyên tu, tại chức được mở rộng, tạo điều kiện cho giáo viên các trường  Tiểu Học và Mầm non vừa đi học nâng cao trình độ, vừa tiếp tục đứng lớp. Từ năm 1996 đến 1998, trường mở 8 lớp CĐTH với 400 học viên cho 8 huyện: Lạc Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Mai Châu, Kì Sơn, Tân Lạc, Lạc Thủy, Đà Bắc. Các lớp này, thực hiện theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

Cũng tại thời điểm này, nhà trường đã mở các lớp trung học hoàn chỉnh, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên Tiểu học, Địa điểm đặt tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện. Số lượng hàng năm mỗi huyện 01 lớp khoảng 50-60 học viên. Hầu hết số học viên này trước đây học hệ đào tạo 7+1, 7+2, 9+2, nay đào tạo lại để có trình độ tương đương 12+2. Các hệ chuẩn hóa giáo viên Mầm non cũng được mở ra nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên này. Trước đây số giáo viên này do trường Sơ học nuôi dạy trẻ đào tạo trình độ 7+1, 9+1, 9+6 tháng, 9+3 tháng…Hàng năm, nhà trường có khoảng 150-200 học viên học hệ đào tạo này. Ngoài ra, trường còn đào tạo tại chức cho giáo viên Mầm non chưa qua đào tạo nhưng đã hợp đồng với các xã dạy tại các trường Mầm non. Từ năm 1997 đến năm 2000 có 8 lớp đặt tại các huyện với 367 học viên.

Mặc dù trong cùng một thời điểm, nhà trường đào tạo lại rất nhiều hệ cho giáo viên Mầm non  và Tiểu học nhưng với phương châm đảm bảo chất lượng là nhân tố hàng đầu để phát triển, đội ngũ giáo viên đã hết sức cố gắng sưu tầm, biên soạn đề cương bài giảng, tận dụng mọi điều kiện cơ sở vật chất của trường để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Đối với hệ Mầm non, các cô giáo đã được thực hiện phương châm đào tạo là “cầm tay chỉ việc” vì đây là hệ đào tạo mà công tác thực hành nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được coi trọng. Có thể nói trong 5 năm công tác chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các hệ trung học sư phạm đã được tiến hành khẩn trương hiệu quả và đảm bảo chất lượng.

Giáo sinh ra trường đến nay đều là những giáo viên hiện đang công tác tại các bản làng của tỉnh và là những giáo sinh có tinh thần trách nhiệm cao, giáo viên giỏi, nhiều đồng chí làm Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường, có đồng chí đã là những chuyên viên giỏi phụ trách các hoạt động chuyên môn của ngành tại phòng giáo dục các huyện , thị xã, Sở GD&ĐT. Mặc dù mới đào tạo hệ Cao đẳng được một vài khóa nhưng do nhà trường đã chú trọng chăm lo đến đội ngũ giảng viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đời sống, chú trọng, đến công tác cơ sở vật chất thiết bị dạy học, tài liệu giáo trình, thư viện, tạo mọi điều kiện để thầy và trò nhiệt tình quan tâm đến chuyên môn nên chất lượng đào tạo  ngày một nâng cao.

Những năm đầu tiên tự gánh vác nhiệm vụ đào tạo CĐSP, ngoài những đồng chí đã từng dạy ở các trường THPT đến nên phương pháp giảng dạy ở Đại học còn nhiều bỡ ngỡ, Giáo trình chính thống cho các trường CĐ hầu như không có, các văn bản quy chế, chế độ làm việc có chỗ lạc hậu không còn phù hợp. Tuy nhiên, với tinh thần nỗ lực cao, các giảng viên nhà trường, thông qua các hoạt động chuyên môn thường xuyên, trao đổi kinh nghiệm, đọc giáo trình và tài liệu tham khảo, biên soạn tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, đọc giáo trình và tài liệu tham khảo, biên soạn, tài liệu, học hỏi kinh nghiệm các trường bạn…đã tự khẳng định được mình. Rất nhiều đồng chí hàng năm, trong các đợt thi giảng viên giỏi đã được đội ngũ giảng viên nhà trường tôn vinh và được Sở GD&ĐT công nhận.

Thống kê kết quả, chất lượng đào tạo từ 1992-2000

 

Năm học

92-93

93-94

94-95

95-96

96-97

97-98

98-99

99-2000

Số lượng HSSV

 

760

746

1.305

1.736

2.510

2.673

2.242

2.116

Sinh viên giỏi,khá

 

Dưới 1%

 

Đạt 5%

 

Đạt 8,8%

 

Đạt 17,5%

 

Ngoài hoạt động đào tạo, nhà trường còn tham gia công tác Bồi dưỡng. Năm 1993-1997, thực hiện chương trình Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 92-96, toàn thể giảng viên của nhà trường đã tham gia tích cực. Nhiều đồng chí được cử làm cốt cán cho chương trình này. Đội ngũ giảng viên nhà trường được Sở GD&ĐT giao biên soạn tài liệu, Sở GD&ĐT thẩm định, trường tổ chức in ấn cấp phát cho các học viên. Đội ngũ giảng viên của trường đã đi từng huyện nhiều đợt để giảng và giải đáp cho học viên. Công tác tổ chức thi, chấm bài đều do nhà trường tham gia và thực hiện tốt.

Công tác Bồi dưỡng cán bộ quản lý cho Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường từ Mầm non đến THCS đã được thực hiện từ 1993 và tiếp tục thực hiện trong giao đoạn này. Mỗi năm nhà trường tổ chức 3 lớp bồi dưỡng CBQL từ 150-160 học viên. Tính đến năm 2000 đã tổ chức được 8 khóa.

Đây là nhiệm vụ mới mẻ, chưa có kinh nghiệm. Vì vậy, để chuẩn bị cho công tác này, trước đó nhiều năm nhà trường đã liên kết với trường. cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo Trung ương I để mở lớp nhằm học hỏi kinh nghiệm đồng thời được trường cung cấp chương trình, tài liệu…Sau đó, trường đã cử các đồng chí lãnh đạo trường, lãnh đạo khoa đi học tập tại trường cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo Trung ương I và Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý Hà Nội, sau này cử các đồng chí đi học Thạc sĩ quản lý… Do vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, đội ngũ này đã đảm nhiệm được toàn bộ chương trình đào tạo.

* Các hoạt động đoàn thể:

Công đoàn trường     

Công đoàn nhà trường đa thực hiện phát huy vai trò của mình trong việc phối hợp với chính quyền nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Với trách nhiệm nặng nề của một nhà trường có nhiều hệ đào tạo, đông học sinh, sinh viên, đội ngũ giảng viên người đi học nâng cao trình độ, người phải làm những nhiệm vụ đột xuất của cấp trên giao, người được sử dụng Sở GD&ĐT trưng tập… nhưng có thể nói tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đoàn kết, nhất trí, một lòng vì sự nghiệp giáo dục, Hầu hết giảng viên trong trường phải dạy trung bình khoảng 1000 giờ/năm nhưng ai cũng có tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài hoạt động của công đoàn trường phát động. Ngày lễ lớn giảng viên tham gia văn nghệ, tham gia các hoạt động thể thao. Các cuộc thi “Phụ nữ tài năng duyên dáng” đã cuốn hút đông đảo đoàn viên tham gia tích cực. các phong trào khác như; phong trào ủng hộ người nghèo, ủng hộ quần áo cho học sinh vùng cao, ủng hộ giáo viên nghèo vùng cao, ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt …đã được công đoàn phát động và được cán bộ giáo viên nhà trường nhiệt tình hưởng ứng.

Một công tác khác, có thể nói, rất quan trọng của công đoàn trường trong thời gian đó là điều hòa lao động và thu nhập của cán bộ, giảng viên để mọi người từ giảng viên đến cán bộ, giảng viên để mọi người từ giảng viên đến cán bộ phục vụ đều có công ăn việc làm và thu nhập.

Công đoàn trường luôn quan tâm đến quyền lợi về vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công chức, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công chức thể hiện cụ thể là sự chăm lo đến các đồng chí cán bộ, giáo viên ốm đau, gia đình có cha già mẹ héo, tổ chức cho cán bộ đi thăm quan, tạo điều điện tăng thu nhập cho mọi người, đảm bảo công bằng, hợp lý…Năm học 1997-1998, công đoàn nhà trường  đã đề xuất với ban giám hiệu cho cán bộ giáo viên mượn đất làm nhà, hầu hết các đồng chí giáo viên mới ở nơi khác chuyển về đã được mượn đất để xây dựng nhà ở. Việc làm đó tạo được sự đồng tâm, nhất trí trong nhà trường, đảm bảo khối đoàn kết trong cơ quan, động viên được mọi người hăng say làm việc.

Đoàn thanh niên.

Trong những năm đầu của trường CĐSP, số lượng đoàn thanh niên hưởng ứng sôi nổi, nhiệt tình. Đoàn thanh niên rất chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động “ đền ơn đáp nghĩa”, “Tập thể vì ngày mai lập nghiệp”.

Đoàn đã vận động sinh viên ủng hộ học sinh nghèo, ủng hộ lũ lụt miền Trung trong ba năm 1997 đến 2000 tổng số tiền là 33.404.000đ. Quyên góp ủng hộ học sinh vùng cao năm học 1996-1997, 141 bộ quần áo và 85.000đ. Năm học 97-98 ủng hộ 349 bộ quần áo cho học sinh nghèo huyện Kim Bôi.

Các hình thức sinh hoạt của Đoàn thanh niên cũng đổi mới, tổ chức nhiều đợt cắm trại, hoạt động ngoại khóa, đốt lửa trại để thu hút sinh viên và các hoạt động tập thể. Kết quả trại để thu hút sinh viên vào các hoạt động tập thể. Kết quả của hoạt động đoàn là hàng năm nhiều tập thể chi đoàn được Tỉnh Đoàn công nhận là “Tập thể vì ngày mai lập nghiệp “ (năm học 97-98 là 31 tập thể; năm học 98-99 là 14 tập thể).

: