• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lịch sử phát triển

2. Giai đoạn 2000-2006

* Về tổ chức bộ máy:

Năm 2000, đồng chí Bùi Văn Mẳng nghỉ hưu, đồng chí Ninh Thị Nhất được UBND tỉnh bổ nhiệm làm Hiệu trưởng nhà trường.

Năm 2001 đồng chí Nguyễn Đình Dinh nghỉ hưu, đồng chí Lê Quốc Thái được UBND tỉnh bổ nhiệm Phó hiệu trưởng.

Năm 2002 đồng chí Lê Mạnh Khương nghỉ hưu, đồng chí Bùi Văn Lý được UBND tỉnh bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.

Cơ cấu tổ chức của nhà trường từ đó đến nay có những thay đổi: Phòng Thiết bị thư viện giải tán – thành lập tổ thư viện năm 2002; Năm 2003 thành lập thêm khoa Thể dục – Nhạc- Họa; Năm 2005 tách tổ Tâm lý-Chính trị thành 2 tổ Tâm lý – Giáo dục và tổ Chính trị.

Cơ cấu tổ chức của nhà trường hiện nay gồm.

Ban giám hiệu: 3 Đồng chí.

1. Hiệu trưởng: Ninh Thị Nhất

2. Phó Hiệu trưởng: Lê Quốc Thái

3. Phó Hiệu trưởng: Bùi Văn Lý

- Các phòng chức năng:

1. Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học

2. Phòng Công tác Học sinh-Sinh viên & Ban quản lý Ký túc xá

3. Phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp

- Các khoa:

1. Khoa Ngoại ngữ

2. Khoa Tự nhiên

3. Khoa Xã hội

4. Khoa Bồi dưỡng

5. Khoa Thể dục – Nhạc – Họa

6. Khoa Mầm non

7. Khoa Tiểu học

- Các tổ trực thuộc:

1. Tổ Thư viện

2.Tổ Tài vụ

3.Tổ Tâm lý – Giáo dục

4.Tổ Chính trị

* Các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội:

- Đảng bộ nhà trường gồm 54 đảng viên với 11 chi bộ; BCH Đảng ủy gồm 7 đồng chí. Đồng chí Ninh Thị Nhất- Bí thư Đảng ủy

- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường gồm trên 1.000 đoàn viên cơ cấu thành 7 liên đoàn; Bí thư là Đồng chí Ngô Thùy Hương

- Công đoàn nhà trường gồm 136 công đoàn viên sinh hoạt ở các công đoàn bộ phận; Chủ tịch công đoàn là đồng chí Trần Văn Bạ.

- Hội Cựu chiến binh nhà trường gồm 14 đồng chí. Chủ tịch là đồng chí Ninh Thị Nhất.

* Hoạt động đào tạo:

- Ngành đào tạo: Tiếp tục các ngành đào tạo đã có từ những năm 1995-1996, nhà trường mở thêm các ngành mới do nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và đáp ứng nhu cầu giáo viên các loại hình khác.

Năm 2002, thành lập thêm khoa Thể dục - Nhạc - Họa và mở thêm các ngành:

+ CĐSP song ngành Mĩ Thuật - Âm nhạc (2002)

+ CĐSP Mĩ Thuật, CĐSP Âm nhạc (2003)

+ Cao đẳng Văn Hóa – Du lịch (2004)

+ Cao đẳng Tiếng Anh ngoài sư phạm (2003)

+ Trung cấp Thư viện - Thiết bị Giáo dục (2002)

- Quy mô đào tạo:

Sau năm 2000, do nhu cầu giáo viên các ngành học của tỉnh không đòi hỏi cấp bách như những năm trước, một số loại hình đào tạo của nhà trường thu hẹp lại, Không đào tạo giáo viên Tiểu học hệ 12+2 và Cao đẳng tiểu học chính quy. Mỗi năm nhà trường được giao chỉ tiêu đào tạo từ 90 đến 150 sinh viên hệ CĐSP, 100 giáo sinh hệ Trung cấp Mầm non. Tuy nhiên, nhà trường lại tổ chức đào tạo giáo viên loại hình mới đó là Âm nhạc, Mĩ Thuật. Mỗi năm nhà trường tuyển sinh 2 lớp 60 sinh viên đào tạo hệ CĐSP Mĩ thuật và CĐSP Âm nhạc.

Chỉ tiêu tuyển sinh thu hẹp, nhu cầu của ngành không còn lớn, đào tạo chính quy các hệ với số lượng không nhiều. Hàng năm lưu lượng học sinh - sinh viên chính quy trong trường chỉ khoảng từ 600 đến 700.

Chuyển hướng của nhà trường là đào tạo tại chức, chuẩn hóa. nâng chuẩn cho giáo viên Tiểu học, Mầm non. Các lớp đào tạo tại chức hệ 9+3, 12+2 Mầm non được đào tạo đặt tại các huyện (thị) vừa đảm bảo cho học viên đứng lớp đồng thời thạm gia học tập nâng cao trình độ. Liên kết với các trường Đại học để nâng chuẩn cho giáo viên Mầm non, Tiểu học,THCS.

Năm học

Số lớp

Tổngsố HS-SV

Đào tạo tại huyện

Liên kết đại học

2000-2001

35

1.658

367

408

2001-2002

26

1.024

367

687

2002-2003

24

1.027

367

824

2003-2004

22

997

 

929

2004-2005

29

1.320

350

495

2005-2006

37

1.537

350

652

Trung xu hướng đào tạo mới, các loại hình giáo viên thu hẹp, nhà trường đã xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo mở thêm các mã ngành: CĐ Tin học, CĐ tiếng Anh, CĐ Văn hóa Du lịch, Trung cấp Thư viện – Thiết bị giáo dục nhằm thu hút một lượng học sinh và đào tạo điều kiện cho con em các dân tộc trong tỉnh có điều kiện học tập ở một số ngành học. Hàng năm, nhà trường đào tạo từ 150 đến 200 sinh viên ở các loại hình này.

Đất nước ngày một phát triển, đòi hỏi của giáo dục càng cao. Do đó, trước yêu cầu đáp ứng về chất lượng giáo dục cho các ngành học trên địa bàn tỉnh, nhà trường, từ năm 2000 đến nay, được Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ mới là liên kết với các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thái Nguyên mở các lớp đại học theo phương thức không chính quy cho giáo viên Tiểu học, Mầm non, THCS. Hàng năm, có trên 500 học viên về học tại trường ở các ngành học Mầm non, Tiểu học, Quản lý giáo dục, tiếng Anh, Toán, Sinh, Địa…

- Chất lượng đào tạo:

Số lượng học sinh đăng kí dự thi đông, chỉ tiêu tuyển sinh ít nên nhà trường tuyển chọn được những sinh viên có điểm thi tuyển sinh cao vào học tại trường. Sau 10 năm xây dựng cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ, nhà trường đã có điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo. Quán triệt tinh thần Chỉ thị 15 của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường đã tăng cường thực hành thí nghiệm cho sinh viên, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, chú ý đến khâu kiểm tra đánh giá đúng chất lượng đào tạo. Tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp như: tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại trong dạy học, tổ chức Hội thảo Đổi mới phương pháp giữa 13 trường CĐSP phía Bắc và miền Trung năm 2003 đạt kết quả tốt.

Trong công tác chuyên môn, nhà trường luôn luôn đảm bảo việc thực hiện đunga chương trình đào tạo. Tăng cường dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm. Tổ chức xây dựng chương trình các hệ đào tạo theo phân cấp của Bộ GD&ĐT. Tổ chức viết giáo trình cho các học phần chưa có tài liệu đặc biệt là các giáo trình tiếng Anh Thương mại – Du Lịch: Tiếng Anh Tin học của Thạc sĩ Bùi Kim Tuyến; Giáo trình Thực hành Viết của Thạc sĩ Bùi Thị Kim Tuyến, Lê Hương; Thư tín – Giao dịch của Thạc sĩ Ngô Cẩm Bình…các bộ môn khác như: tài liệu Việt Ngữ học của Thạc sĩ Vũ Thị Thê; tài liệu Đọc hiểu văn bản của thạc sĩ Phạm Thị Thành; tài liệu Xác suất thống kê của Thạc sĩ Dương Văn Tài; một số tài liệu biên dịch của thạc sĩ Bùi Văn Định v.v….

Vì vậy, những năm qua, chất lượng đào tạo của trường được nâng cao lên rõ rệt.

Thống kê kết quả, chất lượng đào tạo từ 2000-2006 

Năm học

2000-01

01-02

02-03

03-04

04-05

05-06

Số lượng HSSV

1.658

1.024

1.072

997

1.320

1.537

Sinh viên giỏi, khá

19,7%

19%

27,6%

38,4%

40%

40%

: