• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lịch sử phát triển

2. Hoạt động đào tạo:

* Ngành đào tạo: Tiếp tục các ngành đào tạo đã có từ những năm 1995-2006, Do nhu cầu xã hội, nhà trưởng mở thêm một số ngành mới. Hiện nay đã mở mã ngành như sau:

- Ngành đào tạo trình độ cao đẳng:

1- Sư phạm Toán học

2- Sư phạm Hóa học

3- Sư phạm Vật lý

4- Sư phạm Sinh học

5- Sư phạm Địa lý

5- Sư phạm Ngữ văn

6- Sư phạm Lịch sử

7- Giáo dục công dân

8- Giáo dục Mầm non

9- Giáo dục Tiểu học

10- Sư phạm Âm nhạc

11- Sư phạm Mỹ thuật

12- Sư phạm Tiếng Anh

13- Sư phạm Tin học

14- Tiếng Anh

15- Tin học ứng dụng

16- Công tác xã hội

17- Việt Nam học

18- Khoa học Thư viện

19- Kế toán

20- Tài chính- Ngân hàng

21- Quản trị Kinh doanh

22- Quản trị văn phòng

23- Công nghệ thiết bị trường học

- Ngành đào tạo trình độ trung cấp:

1- Sư phạm Mầm non

2- Sư phạm Tiểu học

3- Hành chính- Văn thư

4- Thư viện- thiết bị trường học

* Quy mô đào tạo:

Từ năm 2006 đến nay, do nhu cầu của xã hội, một số ngành tuyển sinh không nhiếu. Tuy nhiên, các ngành mầm non, tiểu học nhu cầu HSSV cao cho nên có sự không đồng đều về ngành đào tạo.

Quy mô HSSV, học viên từ giai đoạn 2006 – 2016 nhu sau:

Năm học

Số lớp

(hệ chính quy)

Tổng số HS-SV

Đào tạo tại huyện

Liên kết đại học

2006- 2007

34

1193

530

786

2007- 2008

36

1299

895

567

2008- 2009

37

1412

1023

1155

2009- 2010

43

1625

790

778

2010- 2011

45

1698

1103

920

2011- 2012

47

1707

977

694

2012- 2013

48

1885

951

671

2013- 2014

53

1957

428

809

2014- 2015

50

1688

432

753

2015- 2016

39

1282

332

510

2016- 2017

 

 

 

 

* Chất lượng đào tạo:

Quán triệt tinh thần của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học; Nghị quyết số 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới, căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011- 2020, nhà trường đã tăng cường thực hành thí nghiệm cho sinh viên, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, chú ý đến khâu kiểm tra đánh giá đúng chất lượng đào tạo.

Tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp như: tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại trong dạy học, tổ chức Hội thảo Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học, đồng thời đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học. Đổi mới chương trình đào tạo nhằm trang bị cho HSSV ngoài kiến thức cơ bản, còn bổ sung thêm các kiến thức về Tiếng Anh, Tin học, kỹ năng mềm để các em ra trường đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động, sửa đổi tên một số học phần cho phù hợp với sự phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới…

Trong công tác chuyên môn, nhà trường luôn luôn đảm bảo việc thực hiện đúng chương trình đào tạo. Tăng cường dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm. Tổ chức xây dựng lại chương trình trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT cho các hệ đào tạo.

Đặc biệt trong giai đoạn từ 2006 đến 2016, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Nhà trường đã đào tạo 25 sinh viên hệ cử tuyển là người dân tộc HMông tại hai xã Hang Kia, Pà Cò- huyện Mai Châu, hiện nay các em đã hoàn thành xong và được cấp bằng tốt nghiệp.

3. Các hoạt động nổi bật của Nhà trường giai đoạn 2006 đến 2016

a. Xây dựng, cuảng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường, sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, trường đã nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy Phòng, Khoa, tổ trong từng giai đoạn, từng thời kì. Điều chuyển cán bộ, lựa chọn, sắp xếp những cán bộ có năng lực, phù hợp với công việc cụ thể họ phát huy được năng lực của cá nhân đồng thời tập thể nhằm đưa nhà trường từng bước phát triển lớn mạnh như ngày nay. Hiện nay, tổ chức bộ máy của nhà trường đã phát huy tác dụng trong điều hành, tham mưu thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm có hiệu quả.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn lao động cho nhiều ngành nghề trong trường CĐSP Hòa Bình Nhà trường đã động viên khuyến khích và giao nhiệm vụ học tập, nghiên cứu cho giảng viên trong từng năm học có đội ngũ cán bộ giảng viên khoa học với số lượng Tiến sỹ, thạc sỹ đủ cả về chất lượng và số lượng để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch phát triển nhà trường đến năm 2020.

- Tổng số CBGC, nhân viên: 121 (trong đó 04 CBQL, 102 giảng viên, 15 nhân viên)

- Tiến sỹ: 02 (1,89%)

- Thạc sỹ: 64 (60,38%)

- Đang NCS: 01

- Đang học thạc sỹ: 07

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đều đã được tổ chức cho đi học bồi dưỡng quản lý nhà nước và quản lý nhà nước và quản lý giáo dục. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày để cập nhật về kiến thức, nghiệp vụ quản lý.

Xác định một cách rõ ràng là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo có vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo của trường. Nhà trường, ngoài việc cử giáo viên đi học sau đại học còn thường xuyên cập nhật bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ CBQL và giảng viên nhằm đáp ứng được chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011- 2020.

b. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Là trường đào tạo đa hệ từ TCSP đến CĐSP, các ngành ngoài sư phạm; các hệ chính quy, tại chức, chuẩn hóa,…trình độ khác nhau đã làm cho đội ngũ các thầy giáo không ít lúng túng về nâng cao chất lượng đào tạo. Rồi nữa, các hệ đào tạo mới như Âm nhạc, Mĩ thuật bắt đầu tuyển sinh, các ngành ngoài Sư phạm cũng bắt đầu khởi động trong khi một số học phần, bộ môn chưa một lần giảng viên tham gia giảng dạy.

Trước tình hình đó, để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã tập trung nâng cao trình độ cho giảng viên, nâng cao năng lực giảng dạy, tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

+ Nâng cao trình độ đội ngũ, hàng năm cử giảng viên đi học thạc sỹ. Trung bình từ 2006 đến nay mỗi năm có từ 3 đến 4 giảng viên hoàn thành xong trình độ thạc sỹ. Tuy nhiên, do số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ nghỉ hưu nhiều, số lượng giảng viên trẻ chưa đủ thời gian làm việc để đủ điều kiện đi học thạc sỹ nên tỷ lệ thạc sỹ chưa đáp ứng so với yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

+ Tổ chức cho đội ngũ giảng viên tham quan, học tập, tham gia các hoạt động chuyên môn, hội thảo với các trường CĐSP, Đại học, tham gia các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm, giáo viên giỏi…

Năm 2006, tham gia thi giáo viên giỏi các trường TCCN toàn quốc cô giáo Ngô Cẩm Bình đạt giải toàn quốc.

Năm 2009, cô giáo Lê hải Diệu đạt giải Ba Hội thi giáo viên dạy giỏi TCCN toàn quốc.

Năm 2012, cô giáo Trịnh Thị Bích Ngọc đạt giải Ba Hội thi giáo viên dạy giỏi TCCN toàn quốc.

Năm 2015, cô giáo Hà Thị Băng Tâm đạt giải Nhất Hội thi giáo viên dạy giỏi TCCN toàn quốc.

+ Tổ chức lại khâu kiểm tra đánh giá, coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, đánh giá đúng chất lượng đào tạo. 100% các môn học đều xây dựng được ngân hàng câu hỏi nhằm đánh giá toàn diện, khách quan và đúng chất lượng đào tạo.

+ Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nghề nghiệp cho HSSV, hằng năm nhà trường đều cử giảng viên giảng dạy bộ môn phương pháp giảng dạy tham gia dự giờ tại các trường phổ thông nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp cận thực tiễn phương pháp dạy học mới tại các nhà trường phổ thông để từ đó rèn kỹ năng nghề nghiệp cho HSSV đạt kết quả cao nhất.

Kết quả: 100% giáo sinh đi thực tập đều đạt yêu cầu, có trên 70% đạt từ khá trở lên (nhiều giáo sinh được các nhà trường phổ thông đánh giá cao về công tác giảng dạy).

Kết quả học tập của học sinh - sinh viên các hệ đào tạo ngày càng được nâng cao. Thực tế cũng đã chứng minh nhiều giáo sinh khi ra trường trong thời gian ngắn đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, nhiều giáo viên đã trở thành những cán bộ chuyên môn của Phòng giáo dục các huyện (thị ), nhiều Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường Mầm non, Tiểu học, THCS là cựu học sinh, sinh viên của trường. Có thể nói, chất lượng sinh viên do trường CĐSP Hòa Bình đào tạo đã được xã hội chấp nhận, được ngành giáo dục của tỉnh và các tỉnh lân cận yên tâm sử dụng.

+ Công tác bồi dưỡng giáo viên

Trong giai đoạn 2006 đến 2016, công tác bồi dưỡng giáo viên cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã kết thúc, đây là thời điểm toàn thể giảng viên các trường sư phạm, giáo viên các trường phổ thông bước vào nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là Dự án Việt- Bỉ. Trong quá trình bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực theo Dự án Việt – Bỉ, giảng viên của nhà trường đề là cán bộ cốt cán, truyền tải phương pháp mới cho giáo viên các nhà trường phổ thông và được các trường phổ thông đánh giá cao, ở đây phải kể đến giảng viên tiên phong trong Dự án Việt- Bỉ đó là Nhà giáo Ninh Thị Nhất, Lê Quốc Thái, Lê Thị Ngọc Kim, Phạm Thị Thành, Đinh Thị Thảo, Vũ Thị Thê, Nguyễn Thị Kim Dung, Đinh Văn Kỷ, Nguyễn Thị Thìn, Đoàn Văn Học, Dương Văn Tài, Hoàng Minh Hảo và nhiều các thầy cô hiện đang giảng dạy tại trường đã tích cực tham gia.

c. Công tác nghiên cứu khoa học

Xác định nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường nhằm nâng cấp đến nay công tác này luôn được chú trọng.

Hướng nội dung nghiên cứu khoa học vào những vấn đề cụ thể, sát thực với chương trình đào tạo và phục vụ cho công tác đào tạo đã được trường và đội ngũ giảng viên nhà trường quan tâm hưởng ứng.

Mỗi năm, hàng chục đề tài của giảng viên và nhóm giảng viên đã được nghiên cứu. Một số đề tài và sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng khoa học cấp trường và ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình đánh giá cao, như:

- Bồi dưỡng năng lực chứng minh hình học phẳng THCS cho sinh viên ngành Sư phạm Toán, trường CĐSP Hoà Bình. Tác giả Thạc sĩ Bùi Thị Dần.

 - Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975. Tác giả Thạc sĩ Bùi Văn Dược.

- Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quy trình đánh giá điểm rèn luyện cho học sinh - sinh viên ở trường CĐSP Hoà Bình. Tác giả Thạc sĩ Dương Văn Tài.

- Ứng dụng phần mềm macromedia flash trong thiết kế một số sơ đồ dây truyền sản xuất hoá học của học phần Hoá học công nghệ và môi trường dùng cho ban Hoá Sinh và Hoá Địa trường CĐSP Hoà Bình. Tác giả Thạc sĩ Lương Việt Hùng.

- Một số giải pháp nâng cao ứng dụng sử dụng phần mềm Cabri Geometry trong dạy học toán trung học cơ sở cho sinh viên chuyên ngành Toán - Lý trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình. Tác giả Thạc sĩ Ngô Thị Thu Thủy.

- Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Nhóm tác giả Thạc sĩ Lê Quốc Thái, Thạc sĩ Đào Anh Tuấn.

- Hướng dẫn sinh viên cao đẳng Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình biên soạn và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan của học sinh trong giảng dạy môn Lịch sử lớp 4. Tác giải Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương

- Một số biện pháp giúp sinh viên hệ cao đẳng sư phạm Mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nâng cao khả năng biên soạn động tác múa. Tác giải Thạc sĩ Kiều Thị Bích Thủy.

- Vận dụng phương pháp luận Hồ Chí Minh vào quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin ở trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình hiện nay. Thạc sỹ: Trần Lê Quân

- Xây dựng ma trận và hệ thống câu hỏi học phần thống kê xã hội học Ban Công tác xã hội. Thạc sỹ: Dương Văn Tài

- Lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Thạc sỹ; Vũ Thị Ánh Ngọc

- Hướng dẫn học sinh, sinh viên giáo dục Mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trong dạy học hòa nhập. Thạc sỹ: Nguyễn Thị Lâm

- Xây dựng và sử dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Cơ sở hóa học hữu cơ trong trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Thạc sỹ: Lương Việt Hùng

- Một số biện pháp hướng dẫn sinh viên ngành sư phạm Địa lý trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình làm bài tập thực hành học phần Địa chất học đại cương. Thạc sỹ: Lê Thị Mỹ Huyền

- Bồi dưỡng khả năng khai thác bài toán đại số trong chương trình trung học cơ sở cho sinh viên ngành sư phạm Toán học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Thạc sỹ: Ngô Thị Thu Thủy

- Nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên tại thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Thạc sỹ: Bùi Thị Giang

- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên ngành sư phạm Sinh học khi dạy- học học phần Sinh thái học và Môi trường.Thạc sỹ: Nguyễn Thị Bích Ngọc.

- Biện pháp xây dựng mô hình khu nội trú an toàn về an ninh trật tự tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Nhóm tác giả: Thạc sĩ Đào Anh Tuấn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình, Thạc sĩ Nguyễn Thành Hưng.

- Khảo sát sự hài lòng của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình về chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhóm tác giả: Thạc sĩ Bùi Thị Hằng Thơ, Thạc sĩ Phạm Thùy Ngân, Thạc sĩ Bùi Mạnh Tuấn.

- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục Quốc phòng -An ninh về chủ quyền biển đảo Việt Nam cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Tác giả Bùi Văn Thiện.

- Phát triển năng lực tiếng Anh giao tiếp và Tiếng Anh du lịch theo hướng đáp ứng văn hóa người học cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Bản Lác, Mai châu, Hòa Bình. Nhóm tác giả Thạc sĩ Đặng Trọng Nghĩa, Thạc sĩ Lê Thị Thu Hương.

- Đánh giá chương trình và việc thực hiện chương trình tiếng Anh không chuyên ngữ cho hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Tác giả Tiến sĩ Bùi Thị Kim Tuyến.

- Giải pháp phát triển kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên Cao đẳng tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương.

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ giảng dạy và thi trắc nghiệm trực tuyến trên nền Moodle tại trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Tác giả Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào.

- Tạo hứng thú học tập trong dạy học phần Triết học - môn Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lenin cho sinh viên khoa Mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình hiện nay. Tác giả Thạc sĩ Nguyễn Hồng Loan.

- Thiết kế Website trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Tác giả Thạc sĩ Lê Thành Nam.

Năm 2016 nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho triển khai đề tài NCKH cấp tỉnh “Nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số cấp Tiểu học, THCS tỉnh Hòa Bình góp phần đổi mới giáo dục phổ thông”.

Từ năm 2006 đến nay: nhà trường đã hoàn thành:

- 115 đề tài cấp trường trong đó có 67 đề tài được Hội đồng khoa học cấp cơ sở đánh giá đạt yêu cầu.

- 165 đề tài và sáng kiến kinh nghiệm cấp trường.

- Đang triển khai 01 đề tài cấp tỉnh.

Nhìn chung, các đề tài khoa học, sáng kiên kinh nghiệm đã bám sát định hướng chỉ đạo của nhà trường. Nhiều đề tài mang tính thực tiễn cao đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng được việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

d. Xây dựng cơ sở vật chất

Để đáp ứng cùng với sự phát triển của nhà trường, được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình. Năm 2007 đã hoàn thiện xong khu giảng đường 4 tầng với 24 phòng học lý thuyết, 02 phòng thực hành tin học, 01 phòng tập múa chuyên dụng. Năm 2009 đã hoàn thành xong nhà thí nghiệm với 02 phòng thực hành Hóa học, 02 phòng thực hành Sinh học, 02 phòng học đa năng dành cho Tiếng Anh (phòng LAB). Khu giảng đường 3 tầng cũ với 18 phòng học được sửa lại khang trang, sạch đẹp, trang bị được 08 máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy.

Để tạo điều kiện cho sinh viên ký túc xá có điểm vui chơi, năm 2011 nhà trường đã triển khai làm sân bóng chuyền, sân cầu lông, đã thu hút được nhiều sinh viên tham gia.

Hiện nay, số thiết bị phục vụ công tác chuyên môn như: máy vi tính học tập (130 bộ), máy chiếu đa năng (12 bộ), đàn ocgan… Các phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh đều đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thư viện nhà trường hiện có trên 20.000 bản sách với đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, sách đọc thêm…để sinh viên và giảng viên tham khảo, nghiên cứu.

e. Hoạt động của các tổ chức chính trị và đoàn thể.

* Đảng bộ nhà trường:

02 nhiệm kì của Đảng bộ nhà trường (2005- 2010; 2010- 2015, hiện đang thực hiện nhiệm kỳ 2015- 2020) với những nhiệm vụ trọng tâm khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là đưa trường CĐSP Hòa Bình phát triển và trở thành Trung tâm văn hóa, giáo dục và đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành giáo dục tỉnh, Đảng bộ luôn luôn đặt mục tiêu phấn đáu đoàn kết nhất trí, đưa Đảng bộ nhà trường trở thành Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Trung bình mỗi năm, có trên 10 HSSV ưu tú của nhà trường được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đó là kết quả đáng ghi nhận trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ nhà trường.

Từ 2006- 2016: Đảng bộ nhà trường đạt”Đảng bộ trong sạch vững mạnh”

* Hoạt động Công đoàn:

Đội ngũ công đoàn viên đông đảo. Cho đến nay trường có 140 công đoàn viên. Tổ chức công đoàn luôn luôn là tổ ấm cho cán bộ công chức, luôn luôn là nơi để phát huy sức mạnh đoàn kết, phát huy quyền làm chủ của người lao động, tổ chức sinh hoạt chính trị lành mạnh, tổ chức đời sống ổn định vui tươi.

Luôn thực hiện và bảo đảm quyền lợi về vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công chức. Các chế độ như tiền lương, bảo hiểm, phụ cấp kiêm nhiệm, .. luôn được đảm bảo. Động viên công đoàn viên lúc ốm đau, thai sản, cha già mẹ héo…. Động viên công đoàn viên hưởng ứng và tham gia các cuộc vận động “Dân chủ- kỉ cương - tình thương- trách nhiệm”, hưởng ứng cuộc vận động vì người nghèo, vì nạn nhân chất độc da cam, phát động và ủng hộ những sinh viên nghèo gặp khó khăn trong học tập. Những hoạt động đó đã nhân được tình cảm rất lớn trong giáo viên và học sinh, sinh viên góp phần giáo dục đạo đức, truyền thống cho các thế hệ sinh viên nhà trường. Với kết quả nổi bật đó, công đoàn Nhà trường đã được vinh dự đón nhận Bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh, nhiều cá nhân được nhận Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Đồng chí Đồng Thị Lân, Hà Thị Như, Phạm Thị Thành và nhiều đồng chí nhận Bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh Hòa Bình.

Phát huy quyền làm chủ của người lao động, tổ chức các hoạt động thi đua “Dạy tốt- học tốt”, động viên được cán bộ giáo viên nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết, xây dựng của tập thể nhà trường CĐSP Hòa Bình vững mạnh là ý nguyện của tập thể CBBGV nhà trường, trong đó công đoàn là một tổ chức gánh vác trách nhiệm nặng nề đó.

*. Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên:

Đoàn thanh niên đã chú trọng đúng mức công tác tuyên truyền giáo dục thanh niên, HSSV đổi mới từng bước nội dung và hình thức sinh hoạt nhằm nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị. Bám sát các sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc, của đát nước, đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi cuốn hút đông đảo đoàn viên tham gia như: Dạ hội, diễn đàn về tình yêu, lẽ sống, diễn đàn về sức khỏe sinh sản vị thành niên, diễn đàn “Tuổi trẻ vì ngày mai lập nghiệp” phát động phong trào “5 xung kích”, “4 đồng hành” với thanh niên. Xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu của mình là học tập và rèn luyện, đoàn viên thanh niên trong nhà trường đã nỗ nực phấn đấu đảm bảo giờ lên lớp, tham gia các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, thi nghiệm vụ…Chính những hoạt động nổi bật này mà trong những năm qua số lượng những đoàn viên có thành tích học tập xuất sắc, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng đã tăng lên rõ rệt.

Tham gia các hoạt động văn hóa thể thao trong và ngoài trường là nét sinh hoạt văn hóa khá đặc sắc của đoàn viên thanh niên nhà trường. Các giải bóng đá, cầu lông, thi điền kinh, thi tiếng hát học sinh, sinh viên toàn quốc, thi văn nghệ, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ với Tỉnh Đoàn, giao lưu với các HSSV trong khối các trường chuyên nghiệp tỉnh Hòa Bình…

Công tác xây dựng tổ chức đoàn được quan tâm và củng cố. Đoàn trường đã tổ chức các chi đoàn, liên chi đoàn sinh hoạt định kì, kiểm tra và đánh giá cụ thể để biểu dương thành tích, khắc phục yếu kém nhằm đưa các hoạt động của đoàn ngày càng phong phú và hiệu quả.

Ngoài hoạt động học tập, sinh hoạt chính trị tại trường Đoàn thanh niên còn tổ chức cho các đoàn viên tham gia các hoạt động xã hội. các hoạt động từ thiện , nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa được phát động như ; tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó xã Dân Chủ, xã Hang Kia, Pà Cò- Mai Châu, tặng quà cho các em học sinh trường Tiểu học Hợp Thịnh- Kỳ Sơn, trường Tiểu học Tây Phong- Cao Phong, Trường THCS Cao Sơn- Đà Bắc, tham gia tình nguyện hè tại xã Thanh Lương- Lương Sơn, xã Dân chủ, Xóm Kang, Đà Bắc…, quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, gây quỹ vì người nghèo, quỹ tình thương.

Năm 2011, Hội Sinh viên được thành lập, đây là Hội Sinh viên đầu tiên của tỉnh Hòa Bình. Từ khi được thành lập, Hội Sinh viên đã xây dựng kế hoạch triển khai nhiều hoạt động tích cực, khơi dậy niềm tin đối với sinh viên của Nhà trường. Trong các hoạt động nổi bật phải kể đến việc xây dựng quỹ “thắp sáng ước mơ HSSV”, quỹ thắp sáng ước mơ đã được tập thể, cán bộ nhà trường, các tổ chức, doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh ủng hộ, số lượng quỹ là trên 40 triệu đồng (100% quỹ được hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong học tập).

*. Tổ chức Hội

Hội Chữ thập đỏ của Nhà trường được thành lập từ năm 2010. Hội Chữ thập đỏ của nhà trường cũng đã tuyên truyền đến tất cả CBGV, HSSV tích cực tham gia các công tác xã hội, từ thiện. Kể từ khi được thành lập đến nay Hội CTĐ nhà trường đã tuyên truyền, tham gia hiến máu tình nguyện được 1301 đơn vị (đây là số lượng cao so với các trường chuyên nghiệp trong tỉnh), đặc biệt có giảng viên đã tham gia 13 lần hiến máu như thầy giáo Nguyễn Thành Hưng. Với những thành tích đó Hội CTĐ nhà trường đã nhận được Bằng khen 5 năm liền tích cực tham gia các hoạt động hiến máu tình nguyện do Trung ương Hội CTĐ khen, đã nhận được giấy khen của Hội CTĐ tỉnh Hòa Bình, giấy khen của UBND TP Hòa Bình.

Hội Cựu chiến binh đã duy trì thường xuyên các hoạt động của Hội, góp phần tích cực vào thắng lợi chung thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

4. Những thành tích và phần thưởng cao quý trong giai đoạn 2006- 2016

*Huân chương :

Năm 2006 được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì

*Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Năm 2010, 2016 nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo

* Cờ thi đua:

+ Năm 2006:  Bằng khen của UBND tỉnh Hoà Bình " đơn vị dẫn đầu khối GDCN tỉnh Hoà Bình"

+ Năm 2007: Bằng khen của UBND tỉnh Hoà Bình " đơn vị dẫn đầu khối GDĐH tỉnh Hoà Bình "

+ Năm 2015: Bằng khen của UBND tỉnh Hoà Bình " đơn vị dẫn đầu khối các trường chuyên nghiệp tỉnh Hoà Bình "

Hằng năm đều được đánh giá đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều tổ chức trong nhà trường đều nhận được những phần thưởng cao quý của các ngành, Đoàn thể Trung ương.

Tổng số HSSV tốt nghiệp các hệ từ 2006 đến 2016:

Năm

Cao đẳng chính quy

Trung cấp chính quy

Hệ vừa làm vừa học

 

2006

189

149

180

 

2007

232

43

137

 

2008

194

188

240

 

2009

296

171

126

 

2010

364

39

688

 

2011

481

185

575

 

2012

422

97

131

 

2013

479

85

517

 

2014

531

195

416

 

2015

492

257

99

 

2016

373

171

103

 

5. Những định hướng phát triển đến năm 2025

Phát huy những kết quả đạt được của nhà trường trong 60 năm xây dựng và trưởng thành. Thực hiện Kết luận của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu các trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 - 2020, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của mình, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình huy động lực lượng của trường và sự trợ giúp của các chuyên gia để xây dựng Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến 2025 đó là chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên (đạt trên 70% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 5% có trình độ tiến sĩ), quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng với sự phát triển giáo dục-  đào tạo trong giai đoạn mới, tiếp tục đào tạo đa ngành và đa hệ, đây là nhân tố quan trọng giúp tỉnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu đồng bộ về cơ cấu, thích ứng với việc làm, phục vụ tốt yêu cầu phân công lại lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh, đồng thời góp phần cung ứng nguồn nhân lực cho vùng tỉnh Hòa Bình và các tỉnh trong khu vực lân cận.

Định hướng chiến lược của Trường trả lời 4 câu hỏi: Trường hiện đang ở đâu? Trường muốn đi đến đâu trong tương lai? Trường sẽ đi đến đó bằng cách nào? Sẽ đo sự tiến đến mục tiêu đó như thế nào? Được thể hiện trên một số lĩnh vực như sau:

5.1. Về quản lý và tổ chức nhà trường.

Trên cơ sở cơ cấu tổ chức hiện nay, tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường trong giai đoạn phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn mới, Nhà trường cần kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại các phòng, ban, khoa, tổ, đặc biệt là tiến hành công tác quy hoạch cán bộ giai đoạn 2015- 2020 và giai đoạn 2020- 2025 theo hướng chuẩn hóa, chú trọng phát triển nhân tố mới, cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc có năng lực nổi bật.

Duy trì thực hiện phân cấp quản lý từ trường đến bộ phận, tăng cường trách nhiệm của các bộ phận, thường xuyên tổng kết, giao ban, rút kinh nghiệm.

5.2. Công tác xây dựng đội ngũ:

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ và phân loại giảng viên. Trên cơ sở đó có giải pháp chuẩn hóa đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.

Hàng năm có kế hoạch báo cáo Sở GD&ĐT để chủ động cử các giảng viên đi học sau đại học, tăng dần tỷ lệ sau đại học trong giảng viên phấn đấu đến 2020 có trên 70% giảng viên có Trình độ Thạc sĩ.

Tăng cường bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý, tin học, ngoại ngữ cho giảng viên để mỗi giảng viên trong giảng dạy phải sử dụng được các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đổi mới cách dạy và nâng cao chất lượng đào tạo.

Đề xuất với cấp trên lựa chọn và tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học loại khá, giỏi về trường, trẻ hóa đội ngũ, bồi dưỡng để có thể đảm nhận được công việc khi các đồng chí giảng viên lâu năm đến tuổi nghỉ hưu.

5.3. Công tác đào tạo

Tiếp tục giữ vững kỉ cương nề nếp, đổi mới hoạt động đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học, tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, tăng cường thực hành, thảo luận. Gắn chương trình đào tạo trong trường Sư phạm với chương trình phổ thông. Thường xuyên cập nhật những thay đổi chương trình, sách giáo khoa phổ thông để đào tạo gắn với thực tiễn.

Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình đào tạo theo hưởng mở, đổi mới kiểm tra đánh giá, chấn chỉnh công tác thi nhằm đánh giá công bằng, đúng thực chất của người học đáp ứng tốt với cơ quan sử dụng lao động…tăng cường sử dụng thiết bị thực hành thí nghiệm, phương tiện dạy học hiện đại. Giảm thời gian giảng dạy trên lớp, tăng cường hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu giáo trình giao bài tập lớn cho sinh viên để nâng cao chất lượng dạy và học.

Tăng cườngcông tác nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên, gắn dạy học ở trường Sư phạm với các trường phổ thông. Tổ chức để sinh viên được thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm tại trường Mầm non và Phổ thông. Đổi mới hoạt động kiến tập thực tập, nâng cao hiệu quả rèn luyện tay nghề cho sinh viên thông qua thực hành, thực tập.

Tổ chức tự đánh giá hằng năm, từ đó điều chỉnh chương trình, phương pháp dạy học đpa ứng với yêu cầu của các nhà trường và xã hội.

5.4. Công tác nghiên cứu khoa học

Nghiêm túc thực hiện công tác nghiên cứu khoa học theo Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo,  động viên khuyến khích, hỗ trợ kinh phí để giảng viên tập trung nghiên cứu một số đề tài phục vụ cho công tác dạy và học của trường. Đặc biệt là các đề tài gắn với các chương trình địa phương, gắn với giáo dục Hòa Bình.

Ngay từ đầu năm học hằng năm, Nhà trường cần có định hướng và giao đề tài cho các khoa, nhóm, các giảng viên để nghiên cứu các lĩnh vực thiết thực, sát với thực tế nhà trường đồng thời tổ chức nghiệm thu, đánh giá nghiêm túc.

5.5. Các công tác khác

Tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức đoàn thể: đoàn thanh niên, công đoàn, hội cựu chiến binh, hội sinh viên…nhằm cổ vũ động viên, khuyến khích cán bộ công chức, đoàn thanh niên tham gia các hoạt động chung của nhà trường.

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng để thi đua thực sự trở thành động lực nâng cao chất lượng đào tạo và các hoạt động khác trong trường.

Xây dựng cảnh quan môi trường Sư phạm ngày một khang trang, sạch đẹp.

Củng cố cơ sở vật chất, phòng thực hành thí nghiệm, thư viện, trang bị hiện đại cho các phòng học bộ môn để đổi mới phương pháp dạy và học.

Tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của trường, của ngành, của Tỉnh, Bộ tổ chức. Tạo ra không khí rèn luyện thể dục thể thao, hoạt động văn hóa nghệ trong nhà trường thật sự sôi nổi.

: