• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Học sinh cuối cấp – chọn nghề nghiệp thế nào cho đúng

Để chọn một con đường đi hợp lý cho tương lai không phải là điều dễ dàng. Có người dành cả cuộc đời mới biết được mình thật sự không hợp với ngành nghề đã chọn. Với những lời khuyên sau hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh cuối cấp sáng suốt hơn khi chọn nghề nghiệp cho mình.

 

Hãy hỏi mình đam mê hay tiền bạc quan trọng hơn

Hãy phụ thuộc vào đam mê của bạn mà lựa chọn nghề nghiệp. Có những nghề là đam mê, là mơ ước của bạn nhưng không giúp bạn kiếm được nhiều tiền bằng những nghề nghiệp khác. Điều quan trọng là bạn cần xác định được rõ cách sống của mình.

Bạn thích môi trường làm việc như thế nào

Bạn thích làm việc ở nông thôn hay thành phố, với mọi người trong nhóm hay làm vệc một mình. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất? Bạn thích môi trường làm việc độc lập hay làm việc nhóm? Thích môi trường làm việc ổn định hay có tính cạnh tranh? Bạn thích làm ở trong văn phòng hay thích đi đây đi đó? Một nghề nghiệp phải dịch chuyển nhiều có phù hợp với bạn thân bạn hay không? Càng đặt ra nhiều câu hỏi và tìm hiểu về môi trường làm việc của nghề, bạn sẽ hiểu hơn về công việc tương lai của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và hứng thú công việc của bạn

Tính cách cá nhân và điều kiện công việc là hai thứ cần phải hòa hợp với nhau.

Có nhiều học sinh do gia đình không chú trọng việc tìm hiểu những nghề nghiệp cho con em, nên đến lúc phải nộp hồ sơ thì tặc lưỡi chọn đại một ngành theo phong trào số đông. Kiểu chọn nghề như vậy rất sai lầm vì không dựa trên những thông tin cụ thể về ngành nghề và năng lực của bản thân.

Chọn nghề: Cánh cửa đại học không phải tất cả

Hãy chọn nghề mình thích chứ đứng chọn loại bằng cấp đào tạo. Nếu chưa đủ điều kiện học nghề mình thích ở bậc đào tạo đại học thì hãy học ở các cấp bậc đào tạo khác. Và hãy nhớ là thời nào cũng vậy, xã hội luôn đánh giá cao những người có thực tài, có kĩ năng nghề nghiệp tốt và một thái độ làm việc chăm chỉ, cầu thị chứ không đơn thuần là nhìn vào bằng cấp mà bạn có.

Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của nghề sẽ chọn

Hãy tìm hiểu kỹ nghề nghiệp ấy có những thuận lợi khó khăn gì, với những khó khăn của nghề mình có đủ sức để chịu đựng được không. Hãy tiếp cận và tìm hiểu nghề nghiệp mà mình thích ở góc độ thực tiễn của nghề để xem xét xem mình có thể thích ứng với cả những thuận lợi và khó khăn của nó hay không.

Việc tìm hiểu kỹ càng nghề nghiệp của mình sẽ không bao giờ là thừa cả

Không quyết định nghề chỉ dựa vào một vài môn học văn hóa thành công

Ví dụ như bạn chỉ viết văn tốt thôi không có nghĩa là bạn đã đủ điều kiện để trở thành nhà báo. Nói chung thành tích tốt ở một vài môn học văn hoá chỉ là một yếu tố tham khảo để bạn chọn khối thi và ngành nghề chứ không quyết định tất cả. Thật ra học lực cũng là một tiêu chí rất quan trọng để tính đến việc bạn sẽ thi vào đâu. Nhưng có một thực tế là không ít các bạn trẻ dù thi đỗ và theo học những ngành mà điểm đầu vào rất cao nhưng cũng không thể phát huy được hết năng lực học tập của mình ở môi trường học tập ấy vì không có năng khiếu phù hợp.

Đừng nhầm lẫn về ngành nghề

Đây là một điều rất quan trọng nhưng không ít thí sinh khi làm hồ sơ dự thi đại học đã bỏ qua. Trong cuốn thông tin tuyển sinh của các trường với rất nhiều mã ngành, nhóm ngành, trong đó có nhiều nhóm ngành, nhóm nghề nghiệp có tên tương tự nhau, nhưng thực ra lại hoàn toàn khác nhau. Chỉ cần không tìm hiểu kỹ thông tin, rất có thể bạn sẽ nhầm lẫn giữa các ngành và không thể xác định được chính xác ngành mà mình cần đăng ký.

Không chạy nghề theo mốt

Là bởi vì có khi nghề đó đang mốt thời điểm hiện tại còn đến thời điểm bạn ra trường thì nghề đó đã không còn nóng.

Rất nhiều bạn sinh viên vì chọn sai nghề nên chấp nhận làm trái nghề sau khi ra trường, bỏ phí những kiến thức học tập trong suốt những năm đại học. Để tránh điều này, bạn cần phải tỉnh táo trước khi đưa ra quyết định.

Nguồn:Giáo dục – tuvanhotro.vn

: